Các giả thuyết về mộ thật Việc an táng Quang Trung

Lăng Đan Dương

Việc xây lăng và đắp mộ cho Quang Trung là một việc lớn, Triều Tây Sơn thực hiện hết sức bí mật vì những lý do chính trị lúc đó [2]. Ngô Thì Nhậm, một triều thần nhà Tây Sơn vào thời gian này, trong bài Cảm Hoài cho biết Quang Trung có một cung điện tên là Đan Dương, được xây trong một vùng rừng núi được chọn làm nơi đặt thi hài của ông:

Cung điện Đan Dương là sơn lăng phụng chứa bảo y tiên hoàng ta

Vị trí của Đan Lăng nằm ở đâu hiện nay không có chút tư liệu xác thực nào còn lưu lại.

Phủ Dương Xuân

Một số nghiên cứu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân[2] gần đây cho rằng Lăng Đan Dương (hay Đan Lăng) nằm gần chùa Thiền Lâm, gần nơi làm việc Thái Sư nhà Tây Sơn Phan Huy Ích. Thêm vào đó, khi Ngọc Hân mất để thực hiện nguyện vọng của bà là được chôn cùng Quang Trung. Trong điều văn của bà có câu: "Bên Đan Lăng quanh quất mạch liên châu". Từ những lời chỉ dẫn của hai cận thần nhà Tây Sơn và nghiên cứu địa hình Phú Xuân, ông Nguyễn Đắc Xuân cho rằng Đan Lăng nằm gần Phủ Dương Xuân, mà hiện nay có thể nằm ở ấp Bình An, Thành phố Huế.

Lăng Ba Vành

Một số nguồn khác[3][4], nhà nghiên cứu Trần Viết Điền cho rằng lăng của Vua Quang Trung nằm ở vị trí của Lăng Ba Vành ở làng Cư Chánh, ngoại ô Huế. Cùng với việc công bố công trình nghiên cứu về Lăng Ba Vành, ông Trần Viết Điền cũng nghiên cứu độ tin cậy của các giả thuyết về lăng mộ Vua Quang Trung. Qua bài[5] phản biện về giả thuyết của ông Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Viết Điền đã đưa ra những đánh giá của mình về độ tin cậy của giả thuyết Nguyễn Đắc Xuân.

Núi Khuân Sơn

Giả thuyết này dựa vào một bài thơ "Kiến Quang Trung linh cữu" (Thấy linh cữu vua Quang Trung)[6] của người đương thời là Lê Triệu (1771-1846), quê ở Lệ Trung, Đại Trung, Hoằng Hóa, Thanh Hóa:

Trấp niên sất sá tẩu phong vânNhư thử anh hùng cổ hãn vănHàm Dã độc Lưu thiên vạn cốt"Khuân Sơn" hoạ tại bách niên phầnKhông hàm chỉ chỉ thiên thu hậnCô phụ đường đường bát xích thânQuang cảnh nhất ban thành phấn mịLinh nhân chung cổ tiếu Doanh Tần!

Dịch thơ (Hồng Phi phiên âm và dịch):

Bao năm thét mắng át phong vânĐủ thấy anh hùng - bậc vĩ nhânHàm Đan hận vùi muôn vạn xác"Khuân Sơn" phần mộ hoạ trăm năm[7]Ngậm hờn chỉ trích ngàn thu hậnNỡ phụ đường đường tám thước thânQuang cảnh thảy đều thành cát bụiKhiến đời muôn thuở cợt Doanh Tần! [8]

Bài thơ ý miêu tả rắng tác giả đã từng đến viếng Quang Trung tại núi "Khuân Sơn". Núi Khuân Sơn ở phía nam huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế[6].

Bình Thuận

Một ngôi mộ khác ở xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cũng được nhiều người tin rằng đó mới chính là mộ của Quang Trung Hoàng đế. Theo đó, do sợ triều Nguyễn phát hiện nên mộ vua được an táng kín đáo trong một khu rừng già, cách xa biển và khu dân cư. Để giữ bí mật, hoàng hậu Lê Ngọc Hân không cho đặt bức tượng nào cạnh mộ vua. Trải qua bao đời, người địa phương gọi ngôi mộ này là "Mả ông Duông", do phát âm trại từ "Mả ông Vua".[9]

Giả thuyết lăng mộ vẫn còn nguyên

Một số nghiên cứu lại sử Nhà Nguyễn (nguồn mô tả việc phá lăng nhiều nhất) gần đây chỉ ra rằng: lăng mộ vua Quang Trung có thể vẫn còn nguyên vẹn, vị vua đầu triều nhà Nguyễn là Gia Long vẫn chưa quật phá mộ của Quang Trung vì tình thế lịch sử[10].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Việc an táng Quang Trung http://tranvietdien.webs.com/Phan%20Bien/WEB/Phan_... http://vietsciences.free.fr/timhieu/lichsu-khaoco/... http://www.avsnonline.net/library/ebooks/vn/lichsu... http://www.baobinhdinh.com.vn/baoxuan/2006/1/21342... http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/200... http://www.sankhauvietnam.com.vn/Story/tacgiatacph... http://www.tintuconline.com.vn/vn/vanhoa/207160/ http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.tienphong.vn/van-nghe/di-tim-lang-mo-vu... https://web.archive.org/web/20090318163627/http://...